Wednesday, April 24, 2013

Eating emotionally (Ăn theo cảm xúc)



Một vài năm trước, một người bạn là bác sĩ hỏi tôi một câu rất thú vị. "Ăn uống theo cảm xúc là gì?"

Tôi nhướn mày và tự hỏi sao vị bác sĩ lại đưa ra câu hỏi đần như vậy. Ý tôi là, có ai lại chưa bao giờ nếm vị ngọt thật là ngọt như tình yêu của món bánh quế được phủ đầy kem bơ phía trên, cộng thêm một ít đậu phộng được nướng chin vàng rắc lên trên, và cảm giác của lần đầu tiên cắn miếng bánh ấy cứ nhẹ nhàng và bay bổng? (Chẳng nhẽ chỉ có tôi? Kỳ lạ.) Nhưng trước khi bắt đầu trả treo lại với ông, tôi bỗng cảm giác đúng là tôi có một “mối quan hệ” kỳ lạ với thức ăn, đã và luôn luôn như vậy, và ở đâu đó sẽ có những người mà họ không để cảm xúc phục thuộc vào thức ăn. Tức là ăn để sống ấy. Tôi chưa gặp ai như vậy cả, nhưng không có nghĩa là họ không tồn tại.


Vì vậy, tôi trả lời thành thật  "Vâng, tôi cho rằng nó được định nghĩa như là thưởng thức thức ăn chứ không phải là thõa mãn cơn đói khát hay là một nhu cầu cần được đáp ứng”

Ông thở dài. "Tôi biết định nghĩa. Tôi chỉ không hiểu làm thế nào nó lại tồn tại. "Ông kể với tôi về những bệnh nhân béo phì của ông, và theo lời của ông là “chết vì thức ăn”. Vì bác sĩ tiếp tục “Họ nói với tôi là họ cần ăn để cảm thấy thoải mái hơn, những rõ rang là không hề. Và chắc chắn ngay cả cho thể chất của họ. Ngay cả cảm xúc cũng thế - trông họ vẫn chán nản” Rồi ông tiếp “Hãy giởi thích cho tôi! Tại sao lại làm như vậy? Làm sao tôi có thể cho họ thấy rằng như thế là không tốt”
 
"Tôi không thể giải thích mối quan hệ của người khác đối với thức ăn," tôi nói. (Thậm chí tôi còn chẳng giải thích được đến một nửa vấn đề của tôi.) Nhưng tôi không thể bỏ qua câu hỏi đó và nó đã đi theo tôi qua năm tháng. Rồi khi ông gần như đã quên là từng hỏi tôi, thì tôi đã sẵn sang trả lời. (không phải câu trả lời cho các bệnh nhân của ông – mà là cho chính bản thân của tôi)

Ăn uống theo cảm xúc không hề vô lý



Nền tảng của thể chất
Một trong những sai lầm đầu tiên đó là giả định  ăn uống theo cảm xúc là do nhu cầu của cảm xúc hay chính cảm xúc điều khiển bạn. Đó là sai. Có rất nhiều lý thuyết khoa học chứng minh vì sao thức ăn làm bạn cảm thấy vui vẻ hơn: chất Carbohydrates, ví dụ đơn giản nhất là nó có trong đường và tác động thẳng đến chất serotonin trong cơ thể bạn. Serotonin là thứ làm bạn cảm thấy vui vẻ và cho cảm giác hạnh phúc. Mỡ cũng không tác động như vậy. Protein cũng không. Nhưng ăn carb làm bạn cảm thấy tốt hơn.  Khoa học đã chứng minh

Kết nối tinh thần và thể chất.
Chúng ta cảm nhận được mọi thứ trong cơ thể. Dạ dày cồn cào và bồn chồn khi lo lắng. Đau đầu khi bị stress. Và cảm thấy co thắt ở ngực khi bị đau tim. Và không có cách nào có thể tách cảm xúc ra khỏi cơ thể của chúng ta, vì thế , trong một cung bậc nào đó ăn uống cho thể chất chính là ăn uống theo cảm xúc, và ngược lại.
Nghiện. Đôi khi người ta cho rằng sô cô la chất gây nghiện. Họ không sai. Trong thực tế, họ đã đúng hơn những gì họ biết. Đặt cocaine và cục đường cho chú chuột bạch trong phòng thí nghiệm, nó chọn đường. Cả đống sách viết về sự kết hợp của muối-chất béo-đường để gây nghiện (và các ngành công nghiệp thực phẩm lạm dụng nó thế nào).

Đấy, những gì tôi vừa nói đã cho bạn ấn tượng hơn về chuyện ăn uống theo cảm xúc chứ? Nhưng cũng chẳng khá hơn phải không? Có thật nhiều lí do đầy thuyết phục và ngụy biện cho việc ăn uống theo cảm xúc. …Và tôi khám phá ra rằng thưởng thúc đồ ăn sẽ hoàn toàn bị phá vỡ nếu bạn ăn uống theo cảm xúc. Đó là khi “ăn” trở thành hành đồng của nổi loạn vì bạn đã “tê liệt” cảm xúc của mình rồi trở nên vô cảm, và “ăn” chỉ để thỏa mãn bản thân hay một cái gì đó. Rồi khi bạn giật mình tự nói bản thân mình là đứa béo ị “ôi móa! Đáng nhẽ không nên làm vậy, mình sẽ không bao giờ ăn cái kem đó nữa” – thế là bạn đã phá vỡ luật lệ rồi đó! Hãy vùng lên đi chứ!Đừng để thức ăn khống chế bạn!Mặc xác tất cả! Hãy giữ lấy bản thân! Khoong ai hết mà là bạn. Chính xác là khi vị bác sĩ nói với tôi câu “những bệnh nhân đang tự giết chết mình vì thức ăn” Đằng sau những cuộc nổi loạn đó là gì , không phải là tự tử ư?   

Tôi không nghĩ rằng chúng ta cần phải ngừng ăn theo cảm xúc. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải ngừng ăn một cách nổi loạn. Thực ăn không phải là xấu. Bạn không cần phải chống lại nó.

Ăn theo cảm xúc như thế nào

Một trong những đột phá của tôi trong suy nghĩ về ăn theo trực giác đó là hiểu ra rằng a) thức ăn có thể mang lại thoải mái b) thức ăn ngon phải thật sự mang lại thoải mái va c) như thế là bình thường. Đôi khi chuyện đấy hoàn toàn bình thường khi bạn đói và ăn để thõa mãn nhu cầu. Những có những cách khác giúp bạn làm cho việc đó dễ dàng hơn và thõa mãn bạn hơn

(Được rồi, nghe này nhé: Tôi không tạo cho bạn có một danh sách các quy tắc để mà nếu bạn phá vỡ chúng bạn đã một thất bại Đây là những hướng dẫn đơn giản mà tôi đã học được cách nghiêm khắc, thông qua rất nhiều lần thử nghiệm,  mắc lỗi và nước mắt, và tôi muốn cung cấp nó cho bạn. Như một món quà. Không phải là một điều để trừng phạt chính mình. Một lòng tốt.)

1. Hãy nhận ra những gì bạn đang làm. Bạn không thể thỏa lấp các nhu cầu bạn cần lấp đầy nếu bạn thậm chí không thừa nhận nhu cầu đó trước tiên. Bạn cần phải đặt tên cho cảm xúc. Nó có thể đơn giản như nói, "Hôm nay tôi cảm thấy căng thẳng" hay "Tôi buồn và tôi muốn một người nào đó để an ủi tôi."

2. Nhận ra sự khác biệt giữa cảm xúc và ham muốn. Ham muốn tiến triển theo từng thời kỳ  - nó có thể lên thật cao trong thời điểm đó nhưng bạn có thể giữ vững ý chí thông qua một ham muốn đơn giản. Ham muốn sẽ mất đi khi bạn ngủ đủ và ăn đủ chất béo tốt và protein. Nhưng cảm xúc sẽ tăng dần nếu bạn bỏ qua nó. Nó sẽ tiếp tục dày vò bạn cho đến khi bạn nghe theo nó.

3. Đối xử với bản thân mình thật dịu dàng. Tôi nghĩ rằng đây là những gì Geneen Roth muốn nói đến khi cô đặt tựa cuốn sách của mình là “Khi bạn đứng ăn cạnh tủ lạnh, hãy kéo thêm cho mình cái ghế”. Cô ấy không phải nói bạn hãy bỏ cuộc hay thỏa sức ăn cho đã đi cả lít kem. Mà cô ấy muốn nói hãy đối xử với bản thân như bạn đối xứ với người thân của mình. DĨ nhiên bạn sẽ không để cho họ phải đứng cạnh tủ lạnh mà ăn ngấu ăn nghiến món kem rồi đau dạ dày phải không. Bạn sẽ để thức ăn vào trong cái bát xinh xinh, đưa cho họ cái thìa và bảo họ ngồi ăn đi. Rồi bạn sẽ hỏi thăm họ là có thích không, tại sao mình chọn vị kem này, tại sao mình thích. Và bạn vui và mỉm cười vì bạn thấy họ đang thưởng thức nó. Bây giờ: hãy làm điều tương tự cho bản thân. Hãy dịu dàng. Không có tên. Không phải xấu hổ. Với tình yêu cho trái táo xanh hãy ngồi xuống. 


(Сòn tiếp)

No comments:

Post a Comment