Bài viết của Emma trong cách quản lý stress cho trẻ em (và cả bố mẹ) gợi cho tôi nhớ đến cách mẹ tôi phản ứng thế nào khi em tôi “lên cơn” vào một ngày nọ. tôi nhớ mang máng đó là hồi nó học lớp 6, mẹ không cho nó đi chơi và bắt ở nhà học bài vào ngày chủ nhật, thật ra bình thường cũng chẳng có gì, nhưng không hiểu sao hôm đấy nó phản ứng rất dữ dội, khóc lóc và “mắng nhiết” mẹ tôi là đối xử với nó tệ bạc, cuộc sống của nó như “con chó” Tôi rất sốc với những gì mình nghe thấy lúc đó,WTF, vì sao lại có thể nói những từ đó, tại sao lại hư đốn như vậy, không có ai dạy hay sao. Và một hình ảnh khác phản chiếu lại là - mẹ tôi vẫn cứ ngồi máy tính, không thèm liếc nó đến một cái, không thèm trả lời, còn nó thì lăn lộn trên giường rên rỉ ( dĩ nhiên sau khi la hét không ai phản ứng thì cũng phải hạ xuống rên rỉ thôi), tất cả cái đấy chắc là đã mất 2 tiếng. Đợi cho nó xong cái “cơn đó” thì mẹ tôi bắt đầu nói chuyện…
Tôi không biết có ai nói với mẹ tôi là, lúc đó thật ra em tôi không phải là đứa trẻ “hư”, nó chỉ là bị “stress” (vì chuyện gia đình, chuyện học) và đúng là cách phản ứng cho những lúc như vậy, không phải lao vào vả vào mồm con mình, nói mày ngu mày sai. Vì đâu có dễ gì để im lặng khi con mình cứ hét vào mặt mình và nói cuộc sống của nó như “chó”, trong khi mình nuôi dạy cho ăn cho học đàng hoàng chứ phải không đâu.
Nhưng đúng là, những lúc như vậy cần phải để cho con trẻ giải tỏa hết cảm
xúc của chúng, sau đó mới cho chúng biết thế nào là phải trái, tất cả rất đơn
giản, cần sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn…
Trong bài viết này Emma chia sẻ cho chúng ta một số lời khuyên từ chính
kinh nghiệm của bản thân với 2 đứa con trai, làm sao giúp trẻ em vượt qua
những khoảnh khắc khó khăn trong cuộc sống hay còn gọi là quản lý về stress
Cuộc sống này đâu phải dễ dàng nhỉ? Một đứa bạn chơi xấu! Không được chọn
tham gia vào hoạt động mình muốn! Ước mơ không thành hiện thực và tương lai quá
ảm đạm! Thế mà không dừng lại ở đó, cảm giác bất lực trào dâng, mình cứ như ngụp
lặn trong những điều khó chịu và rõ rang hôm nay hứa hẹn một ngày cực kỳ xui
xẻo…vậy mà “mình” chỉ mới 6 tuổi thôi ;)
Ai bảo trẻ con không có những khó khăn và áp lực như người lớn đâu chứ? Thế
mà những lo lắng bồn chồn của bọn trẻ thường bị mặc kê và qui vào “trẻ con hư”
hay triệu chứng“tantrum”. Cảm xúc của những đứa trẻ rất là mạnh mẽ, đôi khi còn
nhiều hơn cả người lớn, và khi bố mẹ không phải là những người có nhiều trải
nghiệm hay chưa hoàn toàn trưởng thành, họ sẽ không nhìn thấy vấn đề và nắm bắt
toàn diện tình thế.
Bạn đừng coi thường stress và cho rằng nhà nhà nuôi con, đứa nào chẳng vậy,
stress là một phần của cuộc sống nhưng chúng ta cũng cần biết và động viên trẻ
em khi chúng phải phải trải qua những cảm giác khó ở. Càng nắm được nhiều chức
năng trong “công cụ làm bố mẹ” chúng ta sẽ càng dễ điều khiển được “vùng nước
đầy biến động” của tuổi thơ và chưa kể thời niên thiếu (cái tuổi ngựa non háu
đá và bẻ gãy sừng trâu)
Con trai lơn của tôi giống tôi về mặt tính khí đã “dạy” tôi cần làm gì ( và
không làm gì) trước những cuộc khủng
hoảng của bọn trẻ. Đây là một số mẹo nhỏ của tôi nếu bạn chưa hiểu là nên làm
gì với một đứa trẻ không biết vượt qua được khủng hoảng thế nào.
Hãy bình tĩnh. Nói nghe dễ nhỉ? Nhưng đó là điều khó làm nhất. Bạn là nền
tảng đầu tiên và vững chắc để bọn trẻ bắt chước vì thế hãy dùng lòng từ bi của
mình để chúng noi gương. Hãy luôn ở cạnh chúng, đừng để cho chúng làm tổn
thương bạn hay bản thân chúng, vì bạn có thể hối hận vì đã bỏ mặc chúng đấy. Đồng
thời vẫn phải để cho “cơn bão” kéo đến, kịp thời bắt lấy nó trước khi “cơn bão”
làm hủy hoại mọi thứ. . Đối với mỗi
người có thể đấy là “lẽo đẽo” đi theo chũng và đưa ra những câu hỏi nhẹ nhàng
và đầy chân thành như “Trông con có vẻ bực mình” hoặc “mọi chuyện ổn mà, mẹ ở
đây” hay là cho nó vào phòng bên cạnh, để nó có thể giải tỏa cảm xúc ở một
không gian riêng. Và cho dù bạn làm cách gì thì quan trọng nhất là giữ được sự
điềm tĩnh, tha thứ khi mọi chuyện đã qua, sau đấy là để chúng “phục hồi” cảm
xúc
Giải cứu cho con. Khi cảm xúc dâng lên ở mưc cao trào kéo theo những cơn giận giữ và không
còn kiểm soát được hành vi , mọi vấn đề đều phơi bày ra hết. Một vụ bùng nổ hay
khủng hoảng là những dấu hiệu rõ ràng nhưng
không phải chỉ dừng lại ở đó. Đối với những đứa nhỏ hơn thì thể hiện qua sự mệt
mỏi hay thay đổi thói quen hằng ngày, những đứa lớn hơn thể hiện bằng cảm xúc khó
hiểu. Ngay sau khi xảy ra vụ “bùng nổ” không cần phải nói về chuyện đó ngay lập
tức, chúng cần một khoảng thời gian để phục hồi lại cảm xúc. Đôi khi chúng ta có thể dùng một số thảo dược,
cho bọn trẻ ngửi để chúng có thể tĩnh tâm nhanh hơn, không hề có bất cứ tác hại
nào trong việc sử dụng những chất này cả. Các con của tôi rất ái mộ nghi thức “ban thuốc” khi chúng bị đau về mặt “thể chất”
hay “tinh thần”
Hãy đối xử với những vụ “bùng nổ” như khi con bạn vừa mới ốm sốt hay bị
bệnh, lo lắng hơn một chút, yêu thương hơn một chút là phương thuốc tốt nhất. Những
bố mẹ yêu thương con mình thật sự sẽ nhìn ra được khi đứa con mình suy xụp về
tinh thần hay chỉ đơn giản “đóng kịch”. Hãy xem xét đánh giá, và cho chúng sự
hỗ trợ hay an ủi khi chúng đang trong hoàn cảnh khó khăn.
Thở Đối với cả bố mẹ hoặc con cái không có gì quan trọng hơn việc “tiếp tục thở”
khi stress. Nghe buồn cười nhỉ, lúc nào chẳng thở, nhưng thở đúng cũng rất quan
trọng. Đây cũng là một cách giúp con bạn bình tĩnh trở lại nhanh chóng nếu
chúng biết “thổi đi tất cả buồn phiền” qua luồng hơi thật mạnh. Thực tế theo
khoa học cũng nói rằng càng thở sâu và chậm, hệ thống thần kinh sẽ càng dễ bình
tĩnh trở lại. Có thể “thở” trước khi “bùng nổ” cũng như “thở” trong trạng thái “phục
hồi” cảm xúc.
Đối xử với con bạn bằng lòng từ bi. Tôi không nói chúng ta “ nịnh nọt” những
hành vi hư hỏng, nhưng việc của bố mẹ là tìm ra được nguyên nhân trực tiếp đằng
sau những thái độ đấy. Quan trọng là bạn cho chúng thấy sự hiện diện và hỗ trợ
bất cứ lúc nào của bạn; ôm và âu yếm nhiều hơn, cùng nhau trò chuyện. Hãy để
cho con bạn thấy là dù thế nào thì bạn vẫn chấp nhận nó, và có những cảm xúc
mạnh mẽ như thế là bình thường. Lắng nghe khi con bạn đã sẵn sàng nói ra tất cả,
và kiên nhẫn khi chúng chưa muốn.
Nếu chúng ta học được cách để coi
những cuộc khủng hoảng (stress) như tiếng cầu cứu chứ không phải là “hành vi”
xấu, chúng ta sẽ cư xử với mọi việc bằng khía cạnh khác hơn. Luôn nhớ rằng cách
chúng ta xử lý tình huống là nền tảng cho tất cả cảm xúc và thái độ của bọn
trẻ sau này. Càng thể hiện lòng từ bi và tha thứ với bọn trẻ, sẽ càng giúp
chúng tìm thấy những đặc tính ấy trong chính trái tim của chúng.
No comments:
Post a Comment